Trong ngôi nhà, sàn mái là một trong những phần vô cùng quan trọng và cần được xử lý chống thấm kỹ càng vì chúng là nơi tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với các điều kiện thời tiết, khí hậu khác nhau.
Vì sao cần chống thấm cho sàn mái?
+ Sàn mái là phần nằm trên cùng và tiếp xúc trực tiếp với môi trường ngoài vì thế việc chống thấm cho sàn mái là điều vô cùng quan trọng nhằm tránh các tình trạng rò rỉ, thấm dột vào trần dẫn đến các hiện tượng trần bị bong rộp, ẩm ướt.
+ Nếu sàn mái bị thấm nước, nước sẽ chảy từ mái xuống tường nhà và gây ẩm mốc, vàng ố, nứt tường. Nguy hiểm hơn là lượng nước này còn có thể thấm vào khu vực có ổ điện và gây ra các tình trạng chập cháy ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình và mất an toàn.
+ Khi sàn mái bị thấm sẽ làm độ ẩm trong nhà tăng lên. Điều này tạo nên một điều kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển và là nguyên nhâ chính cho các bệnh đường hô hấp, ảnh hưởng tới sức khỏe của con người
+ Mái nhà bị thấm dột để quá lâu mà không khắc phục sẽ gây ảnh hưởng, hư hỏng móng nhà. Trong trường hợp này bạn sẽ phải tốn thêm một khoản chi phí rất lớn để sửa chữa.
Chống thấm dột cho sàn mái bằng cách nào?
Hiện nay có 4 phương pháp để chống thấm sàn mái cơ bản, bao gồm: chống thấm dùng màng bitum khò nóng, dùng màng tự dính, dùng chất chống thấm Polyurethane và sử dụng vật liệu chống thấm gốc xi măng. Mỗi phương pháp sẽ có quy trình thi công riêng, cụ thể:
Chống thấm bằng màng bitum khò nóng
+ Quét lớp lót Primer
+ Dùng lu sơn để thi công trên mặt bằng rộng. Lưu ý: sơn dàn mỏng, đều và phải bao phủ kín bề mặt bê tông
+ Sau khi sơn lót khô (khoảng 6h với nhiệt độ 30 độ C) thì tiến hành dán màng bitum chống thấm
+ Thi công màng chống thấm
+ Xử lý cổ ống
+ Dán chống thấm cho chân tường
+ Kiểm tra và trả lại mặt bằng
Chống thấm bằng màng bitum tự dính
Trải cuộn màng chống thấm tự dính theo đúng chiều dài yêu cầu
Cắt màng theo kích thước mong muốn
Bóc lớp giấy lót màng chống thếm sao cho diện tích chồng mái tối thiểu 5 cm
Cán vữa bảo vệ lên trên lớp màng chống thấm ngay sau thi công hoàn thành để bảo vệ màng
Chống thấm bằng polyurethane
Chuẩn bị bề mặt: bề mặt cần phải sạch, khô, không bám dầu mỡ hay các vật liêu kém bám dính nào. Bạn cũng nên quét lót bề măt bằng Revinexpha với nước để cố định bề mặt nhằm cho hiệu quả bám dính tốt nhất và hiệu quả bao phủ cao hơn.
Thi công: Khuấy kỹ sản phẩm trong thùng với máy khuấy tốc độ chậm vài phút. Sau khi quét lót, tiến hành phun/quét/lăn tối thiểu 2 lớp Neoproof PU W theo hai hướng khác nhau. Trong đó, lớp thứ nhất pha với 5% nước. Sau 24h phun/quét/lăn lớp thứ hai, lưu ý không pha loãng. Nếu thực hiện thêm lớp thứ 3 bạn cũng thực hiện theo hướng dẫn này.
Chống thấm bằng vật liệu chống thấm gốc xi măng
Chuẩn bị bề mặt: khô, sạch bụi, đất, mỡ và đồng đều. Sửa chữa các lỗ hổng hoặc các khuyết tận bằng Neorep và Revinex.
Thi công:
Đổ đều phần rắn A vào phần B với tỷ lệ 25:12 và trộn với máy khuấy tốc độ chậm cho đồng đều
Lăn/quét/phun hỗn hợp liên tục. Tốt nhất là 2 lớp với độ dày mỗi lớp khoảng 1 – 1,5 mm
Để bảo vệ ngôi nhà luôn bền đẹp, chống thấm sàn mái là việc làm vô cùng cần thiết. Khi có nhu cầu chống thấm sàn mái cho gia đình hay các công trình khác, bạn có thể liên hệ với Chống Thấm Lê Tình để được chúng tôi tư vấn và hỗ trợ.