Màng chống thấm HDPE là gì? Ứng dụng và sử dụng hiệu quả nhất

Màng chống thấm HDPE là một trong các loại nguyên vật liệu chống thấm được áp dụng trong các công trình của các bãi rác sinh hoạt, bãi rác công nghiệp, hệ thống xử lý nước thải, hồ nuôi trồng thủy sản,… Sản phẩm không chỉ dễ dàng thi công mà còn có độ bền bỉ cao. Tuy nhiên nhiều người vẫn còn chưa biết rõ màng chống thấm HDPE là gì? Ứng dụng và sử dụng thi công của nó sao cho hiệu quả? Để giải đáp tất cả các thắc mắc này, Chống Thấm Lê Tình sẽ đưa ra những chia sẻ cụ thể trong bài viết dưới đây.

Màng chống thấm HDPE là gì?

Màng chống thấm HDPE là gì? Màng chống thấm HDPE hay còn được biết đến là màng HDPE được hiểu đơn giản là một trong các loại màng có chức năng ngăn chặn sự chống thấm cho các công việc trong khu dân dụng hay lĩnh vực công nghiệp.

Màng chống thấm HDPE là gì

Màng chống thấm bằng HDPE có chứa đến 97.5% nhựa nguyên sinh và có 2.5% còn lại là các chất ổn định nhiệt độ, cacbon, chất kháng tia UV và các chất chống oxy hóa. Nhờ vào cấu tạo này mà màng chống thấm HDPE không gây độc hại, có độ bền bỉ cao (trên 20 năm).

Những lợi ích khi sử dụng màng chống thấm HDPE

Tính năng trơ lỳ và độ bền bỉ cao

Màng chống thấm HDPE có khả năng trơ lỳ, không chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi hóa chất, thậm chí là các loại axit khác nhau, kiềm mạnh. Đồng thời không bị tác động trực tiếp của các loại vi khuẩn, nấm mối và khả năng chống lão hóa cao do tác động từ môi trường như thời tiết, khí hậu, nhiệt độ bất thường. Nhờ vậy, có thể kéo dài được thời gian sử dụng, đồng thời tiết kiệm được tối đa các chi phí phát sinh khác như bảo trì, sửa chữa…

Tiết kiệm được tối đa chi phí thi công

Các nguyên vật liệu chống thấm như đất sét, xi măng… cần mất rất nhiều thời gian để thi công công trình. Thay vào đó, khi sử dụng màng chống thấm dột HDPE, chủ đầu tư có thể tiết kiệm được một khoản chi phí tương đối về nhân công cũng như rút ngắn được thời gian thực hiện.

Màng chống thấm HDPE là gì

Chất lượng nguyên liệu được kiểm soát đồng nhất

Các sản phẩm được sản xuất bởi hệ thống các máy móc công nghệ tiên tiến, hiện đại hàng đầu thế giới hiện nay. Toàn bộ quá trình sản xuất đều được kiểm soát và giám sát chặt chẽ bởi các chuyên gia hàng đầu trong ngành vật liệu. Vậy nên luôn đảm bảo được sự đồng đều về chất lượng cũng như đạt được tiêu chuẩn cao. Không để xảy ra tình trạng chênh lệch giữa các vùng trên cùng một sản phẩm hay các sản phẩm khác nhau.

Tính ứng dụng và khả năng linh hoạt cao

Màng chống thấm HDPE có dao động độ dày trong khoảng từ 0.3 -3 mm. Chúng còn có khả năng chịu đựng được lực kéo và độ co giãn cao. Vì vậy không dễ xảy ra nứt vỡ hay bị chọc thủng bởi các ngoại vật như sỏi đá, cành cây.

Màng chống thấm HDPE có thể tiến hành thi công trên mọi địa hình khác nhau, thậm chí là những nơi trực tiếp tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời hay có địa hình phức tạp.

Luôn an toàn cho sức khỏe, thân thiện với môi trường

Trong sản phẩm không có chứa thành phần 100% các chất độc hại. Không những vậy, màng chống thấm HDPE có khả năng kháng sự xâm nhập của hóa chất, các vi sinh vật và nấm mốc, luôn đảm bảo tối đa môi trường sống được trong lành, nguồn nước sạch luôn bền trong. Nhờ đó có thể hạn chế tối đa các vấn đề về ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sinh hoạt của dân cư.

Phương pháp sản xuất màng HDPE

Màng chống thấm HDPE là gì? Đã được chúng tôi chia sẻ phía trên vậy phương pháp sản xuất màng như thế nào. hãy cùng Chống Thấm Lê Tình tìm hiểu trong phần này nhé.

Màng chống thấm HDPE được sản xuất theo công nghệ cán và đùn.

Màng chống thấm HDPE với công nghệ cán

Màng HDPE chống thấm được sản xuất với công nghệ cán hiện đại sẽ cho khổ rộng có độ dài từ 7 – 8 mét, độ dày từ 0.25 – 3mm. Sản phẩm được sử dụng khá phổ biến trong các công trình xử lý môi trường với quy mô diện tích lớn của các công ty tư nhân và các công trình của công nhà nước.

Ưu điểm chính của phương pháp này là quá trình thi công với tốc độ rất nhanh do có khổ rộng và chiều dài cuộn chống thấm HDPE lớn sẽ tiết kiệm được khá nhiều thời gian hàn kép để chồng mấy các tấm HDPE lên nhau.

Với độ bền của màng HDPE chống thấm sử dụng phương pháp cán đạt từ 25 năm trở lên.

Màng chống thấm HDPE là gì

Màng chống thấm HDPE với công nghệ đùn

Ngược lại đối với công nghệ cán, màng chống thấm HDPE được sản xuất theo phương pháp đùn với độ rộng từ 5 – 6m và độ dày từ 0.15 – 1mm, chủ yếu được áp dụng cho các công trình nhỏ, đơn giản, không phải đòi hỏi cao về chất lượng.

Ưu điểm chính của màng chống thấm HDPE là nhẹ nên sản phẩm dễ dàng được di chuyển tại các địa hình công trình.

Với tuổi thọ không quá cao một phần do chất lượng màng kém hơn và độ dày màng HDPE cũng mỏng hơn.

Các ứng dụng của màng chống thấm HDPE

Màng HDPE chống thấm được sử dụng trong khá nhiều lĩnh vực khác nhau. Dưới đây là một số các ứng dụng chính của màng chống thấm HDPE được dùng phổ biến nhất hiện nay.

Trong xử lý chất thải của công nghiệp

Chất thải trong công nghiệp được biết tới là các chất thải được phát sinh từ của các hoạt động sản xuất từ nhà máy, xí nghiệp,… Hầu hết chúng đều được cho là chất thải gây nguy hại trực tiếp đến các sinh vật sống bên trong môi trường này, gây nên những ảnh hưởng đến cuộc sống của con người. Do đó việc áp dụng màng chống thấm HDPE lót các bãi rác là hết sức cần thiết.

Với các bãi rác từ công nghiệp nên sử dụng màng HDPE chống thấm dột có độ dày từ 1.5 – 2.5mm. Độ dày sản phẩm càng lớn thì khả năng chịu lực của màng chống thấm càng cao và hiệu quả hơn.

Vì được sử dụng chất phụ gia kháng tia UV không bị hư hại khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời nên khi dùng màng HDPE. Việc sử dụng màng HDPE để phủ lên mặt các bãi rác sẽ ngăn chặn được mùi hôi thối, theo không khí lan mùi ra bên ngoài, gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, ngăn ngừa hiểm họa từ các bãi rác.

Trong sản xuất và thu hoạch của ruộng muối

Hiện nay, thay vì dẫn nước muối trực tiếp vào ruộng nền đất như trước đây, thì bây giờ muối đã được phơi trên các ô có lót màng chống thấm HDPE. Nhờ đó, tất cả các hạt muối đều được kết tinh to, đều, trắng, ít lẫn tạp chất. Sau khi tiến hành thu hoạch cũng không cần dùng đến hóa chất tẩy trắng.

Nên lựa chọn sử dụng màng HDPE chống thấm có độ dày 0,75mm-1,00mm bởi nó có độ bền bỉ cao, chịu được môi trường thời tiết nắng nóng. Bên cạnh đó, khả năng hấp thụ lượng nhiệt trực tiếp từ mặt trời tốt giúp cho quá trình bay hơi của nước nhanh, kháng UV cao… Đồng thời, màng HDPE cũng đảm bảo về độ dày và  độ dẻo để ít xuất hiện vết rách khi thu hoạch. Màng HDPE cũng có thể tái sử dụng cho các mùa vụ muối tiếp theo.

Ruộng muối khi sử dụng màng HDPE lót sẽ có bề mặt màng láng nên dễ dàng cào, giảm thiểu tối đa lượng muối tồn dư trên ruộng khi tiến hành thu hoạch. Thời gian vệ sinh ruộng muối cũng được rút lại khá ngắn.

Vì vậy, khi sử dụng màng chống thấm HDPE trong quá trình sản xuất muối của người dân vừa đạt được năng suất cao, vừa tiết kiệm tối đa thời gian, cũng như chi phí sản xuất nhưng vẫn đảm bảo chất lượng lại hiệu quả cao hơn so với phương pháp truyền thống thông thường.

Màng chống thấm HDPE

Trong các khu trại chăn nuôi

Màng HDPE chống thấm thường được dùng để lót đáy cho các trang trại chăn nuôi nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Ở các hồ nước thải trong các khu trang trại sẽ luôn chịu tác động liên tục của các vi sinh vật và chất thải đi ra từ quá trình chăn nuôi gia súc. Vì vậy bạn nên lựa chọn loại màng chống thấm HDPE có độ dày tầm 0.5mm, vừa có khả năng kháng sinh hóa hiệu quả.

Trong một số trường hợp dùng màng HDPE chống thấm để phủ lên phía bên trên thì chọn loại màng có độ dày khoảng 1.5mm đối với các trang trại lớn và 1.0mm đối với các trang trại quy mô nhỏ hơn.

Trong các hồ nuôi trồng thuỷ sản, tôm cá

Màng chống thấm HDPE được ứng dụng trong các ngành nuôi trồng thủy sản giúp tạo các lớp ngăn cách giữa nước trong hồ nuôi với môi trường tiếp xúc bên ngoài, ngăn chặn không cho nước thấm ngược vào trong các hồ nuôi. Từ những điều đó, sẽ làm ổn định độ PH, nồng độ muối trong nguồn nước, ngăn chặn các mầm bệnh xâm nhập vào hồ nước, bảo vệ con giống luôn khỏe mạnh.

Tôm cũng như các loại thủy hải sản khác được nuôi trong lớp màng chống thấm này ít xảy bệnh do không được tiếp xúc trực tiếp với đất. Và bên cạnh đó nếu xảy ra bệnh truyền nhiễm thì cũng sẽ bị trong phạm vi nhỏ, không gây lây lan so với các cách nuôi thủy hải sản thông thường.

Sản phẩm này có thể chịu được áp lực cao, nhiệt độ của môi trường từ bên ngoài, thời gian sử dụng khá lâu (có thể tái sử dụng màng chống thấm HDPE tiếp tục cho các mùa vụ sau này giúp tiết kiệm chi phí).

Bên cạnh đó, màng HDPE chống thấm còn được dùng cho nhiều mục đích khác nhau như tham gia khai thác khoáng sản, nhà máy sản xuất mía đường, phòng chống thấm hầm ngầm, tích trữ nước,.…

Phương pháp tiến hành thi công màng chống thấm HDPE

Chuẩn bị các mặt bằng

Điều  đầu tiên, yêu cầu về các mặt bằng của mỗi dự án khác nhau sẽ có một số điểm riêng, nhưng về mặt cơ bản, các mặt bằng của công trình chuẩn bị thi công để lót màng chống thấm HDPE luôn cần đảm bảo:

  • Bảng thiết kế của hệ thống tiêu thoát nước (nước mưa hoặc nước ngầm) sẵn sàng được vận hành để phục vụ công tác thi công chống thấm.
  • Mặt bằng luôn sạch sẽ, phẳng, không để đọng lại vũng nước, nền đất chắc.
  • Nền đất không được xuất hiện những vật sắc nhọn như đá dăm, sắt vụn, cành cây,…. Hoặc một số các vật có hình dạng khác sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới màng chống thấm.

Màng chống thấm HDPE

Thi công đào rãnh neo

  • Trước khi trải màng chống thấm HDPE, một công việc quan trọng mà đội thi công luôn cần làm trước đó là đào rãnh neo để chôn các mép màng. Độ sâu và chiều rộng của các rãnh neo luôn cần được thi công theo đúng thiết kế trên bản vẽ trong quy cách kỹ thuật.
  • Mép của các màng chống thấm khi tiếp xúc trục tiếp với rãnh neo không được xuất hiện những hình dạng lồi ra để tránh nguy cơ phá huỷ vật liệu.
  • Sau đó các nhà thầu sẽ tiến hành đổ đất lên các rãnh neo theo quy cách đã được đưa vẽ ra trước đó. Việc đổ đất này phải được tiến hành ngay lập tức sau khi trải màng chống thấm HDPE để tránh được việc bắc cầu qua rãnh neo.

Tiến hành thi công

Bước 1: Nhận các mặt bằng đã đạt tiêu chuẩn.

Bước 2: Vận chuyểncác nguyên vật liệu từ nơi tập kết đến địa điểm cần thi công.

Bước 3: Trải dài màng chống thấm HDPE

Sau khi đặt cuộn màng đúng vị trí cần trải, nhà thầu sẽ tiếp tục sử dụng công nhân để tiến hành quy trình trải. Sau khi trải màng HDPE chống thấm xong sẽ tiến hành căn chỉnh đúng với vị trí cũng như kéo căng tấm màng ra.

Sau quá trình căn chỉnh và kéo căng màng HDPE chống thấm thì dùng các bao tải đổ đất hoặc cát để cố định các tấm HDPE dọc theo mép chồng mí, không nên di chuyển và chuyển sang công tác quá trình hàn màng.

Bước 4: Hàn các màng chống thấm

Sau khi đã hoàn thành trải màng chống thấm, đội ngũ thi công sẽ tiến hành quá trình hàn để liên kết các tấm màng vào lại nhau bằng phương pháp nhiệt. Thông thường các mối hàn này phải luôn được thực hiện song song với mái dốc lớn nhất, tức là thực hiện theo hướng dọc chứ không được theo hướng ngang của mái dốc dẫn đến nguy cơ lật máy.

Lưu ý: Phương pháp hàn thì có 2 cách: hàn nóng và hàn đùn.

Phương pháp hàn nóng thường được áp dụng hàn cho các tấm màng chống thấm được liền kề, ít khi được sử dụng để hàn vá hoặc hàn các chi tiết nhỏ.

Phương pháp đùn chủ yếu được sử dụng trong việc sửa chữa các lỗ thủng hoặc các khu vực lỗi và hàn được các chi tiết đặc biệt.

Bước 6: Kiểm tra lại chất lượng của hàn HDPE và bàn giao mặt bằng lại cho gia chủ và chuyển giai đoạn.

Trên đây là tất cả những thông tin về màng chống thấm HDPE. Hy vọng qua bài viết này của Chống Thấm Lê Tình sẽ giúp ích cho bạn đọc đang tìm hiểu về chủ đề này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *